Các điều kiện để chia sẻ máy in Windows 11 - Windows 10

Với các máy tính chạy Windows đời cũ Windows xp, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1 thì việc chia sẻ máy in được thực hiện một các dễ dàng mà không cần thủ thuật gì, nhưng hiện tại đã khác các máy tính chạy Windows 10, Windows 11 chia sẻ máy in đã không còn dễ dàng như trước kia, vậy điều gì làm cho máy tính lại khó khăn trong việc chia sẻ máy in như vậy qua bài chia sẻ này chúng tôi giúp bạn đọc có thêm kiến thức tham khảo.

chia sẻ máy in windows 11

Tại sao các máy tính chạy Windows 11, 10 lại chia sẻ máy in khó khăn hơn

Chia sẻ máy in là từ một máy tính chủ được cài đặt máy in và chia sẻ máy in đó, từ đây các máy nhánh khác có thể truy cập vào máy chủ, chính vì nó có thể thông liên kết với nhau dễ dàng như vậy do đó việc bảo mật thông tin sẽ không được đảm bảo nữa, điều này sẽ bị 'hacker' lợi dụng làm lây nhiễm chéo các mã độc cho tất cả hệ thống máy tính trong mạng LAN đó, do dó các bản Windows về sau này được nâng cấp và chặn tất cả các kết nối qua lại giữa các máy tính nội bộ với nhau, chỉ khi nào ta thiết lập chỉ định quyền kết nối thì các máy tính mới được kết nối với nhau. Điều đó được nhìn thấy rõ nhất khi 2 máy tính hiện tại đang chia sẻ máy in với nhau bình thường sau khi máy tính update bản vá mới và không thể in được nữa, từ đây ta hiểu rằng bản cập nhật mới này đã chặn chia sẻ máy in ở bản update mới nhất này.

Vậy máy tính chạy Windows 11, 10 hiện tại sẽ không chia sẻ máy in được nữa

Máy tính chạy Windows 11, 10 vẫn có thể chia sẻ máy in được, nhưng chúng ta phải thiết lập một số cài đặt mới có thể chia sẻ máy in được, việc thiết lập này như một 'sự cho phép' liên kết được xác minh các máy tính với nhau trong mạng nội bộ.

Với các máy tính Windows cũ kết nối với máy tính Windows 11,10 là máy chủ cũng đều phải tuân thủ các bước dưới đây thì mới chia sẻ máy in thành công được.

Các điều kiện để chia sẻ máy in Windows 11 - Windows 10

- Tắt tường lửa: Trước khi chia sẻ máy in các bạn phải tắt tường lửa của các phần mềm diệt virut: kapersky, bkav... ( nếu không cài diệt virut bạn bỏ qua bước này )

- Bật chế độ đăng nhập tài khoản vào máy chủ trong Policy (thực hiện trên máy chủ cài in): Ấn tổ hợp phím Cửa sổ và phím R nhập: gpedit.msc vào theo đường dẫn sau: Computer Configuration/ Administrative Templates/ Network/ Lanman Workstation/ Mở mục [Enable insecure guest logons] chọn tích vào [Enabled] và lưu lại. Xem thêm bài viết lỗi you can’t access this shared folder.

- Fix lỗi 0x0000011b, 0x00000709... (thực hiện trên máy chủ cài in): các bạn tải file fix lỗi tại đây file fix 0x0000011b sau đó chạy file đó và khởi động lại máy tính

- Tạo tài khoản phụ ở máy tính chủ  (thực hiện trên máy chủ cài in): Chuột phải vào [ThisPc] >  [manager] > [Local Users and Groups] > [Users], chuột phải vào tài khoản [Guest] chọn [Set Password] chọn [Proceed] điền mật khẩu vào mục new password và Confirm password ( một số máy tính có các cách khác tạo tài khoản phụ bạn tìm hiểu thêm ở các nguồn khác nhau ). Nếu máy tính chủ có tài khoản đăng nhập và có mật khẩu rồi thì không cần làm bước trên mà nhập luôn tài khoản vả mật khẩu ấy vào máy nhánh ở bước sau.

- Thêm quyền truy cập của máy nhánh (thực hiện trên máy nhánh): Vào [Control Panel] > [Credential Manager] > [Windows Credential] > [Add a Windows Credential]. Mục internet or network address : nhập địa chỉ ip máy chủ hoặc tên máy chủ: \\tenmaychu, mục User name nhập tài khoản user phụ vừa tạo ở máy chủ (Guest), mục Password nhập mật khẩu tài khoản phụ vừa tạo ở máy chủ. Hoặc nhập tài khoản và mật khẩu của tài khoản chính máy chủ vào đây ( nếu máy tính chủ đã có tài khoản đăng nhập, mật khẩu)

- Máy tính nhánh và máy chủ bắt buộc phải cùng trong mạng Lan nội bộ: các bạn có thể ping IP để kiểm tra xem IP có thông với máy tính chủ hay không, nếu không thông hay kiểm tra lại model mạng hoặc khởi động lại model mạng nội bộ.

Các bước chia sẻ máy in

Cách chia sẻ máy in thì các bước làm vẫn như chia sẻ máy in ở các máy tính Windows cũ, chỉ có điều chúng ta phải làm thêm các bước như đã đề cập ở trên mà thôi. Xem thêm các bước chia sẻ máy in.

Không thành công khi đã làm hết các bước

Nếu bạn đã làm tất cả các bước mà không thành công bạn có thể sẽ phải cài lại win máy tính, nên thử thêm ở các máy tính chủ khác nhau để kiểm chứng chắc chắn xem có lỗi nữa hay không.

Tham khảo thêm các máy in có chức năng kết nối mạng

Các máy in hiện nay có thêm chức năng kết nối với dây mạng LAN hoặc kết nối wifi, các máy in này được kết nối với mạng và hoạt động độc lập không cần thông qua 1 máy tính chủ nào nữa, do vậy mọi người cũng không cần phải chia sẻ máy in nữa mà trực tiếp in được từ máy tính của mình ra máy in đó, từ đây không phải đau đầu về việc làm thế nào để chia sẻ máy in win 11 nữa, lưu ý những máy in có chức năng này giá thành sẽ có giá cao hơn đôi chút và không phải máy in nào cũng có chức năng kết nối mạng, các bạn trước khi mua máy in nên tìm hiểu đôi chút về điều này.

Việc máy in có kết nối mạng là xu hướng hiện nay, những máy in kết nối dây usb sau này sẽ trở thành lỗi thời và không được ưa chuộng vì những nhược điểm của nó.

Lưu ý

Sau khi chia sẻ xong các bước trên máy chủ, chúng ta nên tắt update windows đi bởi nếu không tắt update máy sẽ update bản mới và lại sẽ mất kết nối máy in vào máy chủ ( tải file tắt update tại đây: driver-phan-mem - Phần Mềm mục 14).

Chúng ta chỉ cần tắt update máy chủ in là được, các máy nhánh update bình thường.

 

|Xem thêm bài chia sẻ máy in bốc hơi khói khi in

 

Từ khóa tìm kiếm: chia sẻ máy in Windows 11, chia sẻ máy in Windows 10, máy tính Windows 10 không chia sẻ được máy in, máy tính Windows 11 không chia sẻ được máy in, chia sẻ máy in Win 11, chia sẻ máy in Win 10, cách chia sẻ máy in Win 11, cách chia sẻ máy in Win 10, chia sẻ máy in win 11 bị chặn, chia sẻ máy in win 10 bị chặn, chia sẻ máy in win 11 bị lỗi, chia sẻ máy in win 10 bị lỗi, share máy in win 11, share máy in win 10, share máy in win 11 báo lỗi, share máy in win 10 báo lỗi, lỗi share máy in win 11, lỗi share máy in win 10

0988553353